Trách nhiệm người vận chuyển

Trách nhiệm người vận chuyển : 

Freight Forwarder - Người kinh doanh vận tải đa phương thức - người giao nhận vận chuyển

I. Điều kiện kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế 

1. Doanh nghiệp, Hợp tác xã Việt Nam chỉ được kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trong đó có đăng ký ngành nghề kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế.
b) Duy trì tài sản tối thiểu tương đương 80.000 SDR hoặc có bảo lãnh tương đương;
c) Có bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp vận tải đa phương thức hoặc có bảo lãnh tương đương;
d) Có Giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế.
2. Doanh nghiệp của các quốc gia là thành viên Hiệp định khung ASEAN về vận tải đa phương thức hoặc là doanh nghiệp của quốc gia đã ký điều ước quốc tế với Việt Nam về vận tải đa phương thức chỉ được kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Được cấp phép hoặc được đăng ký kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế tại cơ quan có thẩm quyền của nước đó;
b) Có bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp vận tải đa phương thức hoặc có bảo lãnh tương đương;
c) Có Giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế của Việt Nam.
4. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải tổ chức quản lý và cấp Giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế.

II. Thời hạn trách nhiệm 

Người kinh doanh vận tải đa phương thức phải chịu trách nhiệm về hàng hóa kể từ khi tiếp nhận hàng cho đến khi giao trả hàng cho người nhận hàng.
Phát hành vận đơn , cam kết thực hiện việc vận chuyển từ “place of receipt” đến “place of deliver” thể hiện trên vận đơn. Thông tin trong FBL sẽ là bằng chứng cơ bản cho việc vận chuyển hàng hoá được mô tả bởi các thông tin đó trừ khi có sự khác biệt, such as «shipper’s weight, load and count», «shipper-packed container» Hoặc các biểu hiện tương tự, đã được thực hiện trong văn bản in hoặc chồng lên FBL này. Tuy nhiên, bằng chứng ngược lại sẽ không được chấp nhận khi FBL đã được chuyển giao cho người nhận hàng.

III. Trách nhiệm đối với người làm công, đại lý hoặc người vận chuyển 

1. Người kinh doanh vận tải đa phương thức phải chịu trách nhiệm về mọi hành vi và sai sót của người làm công hoặc đại lý của mình, khi họ đã hành động trong phạm vi được thuê, hoặc mọi hành vi và sai sót của bất cứ người nào khác mà người kinh doanh vận tải đa phương thức sử dụng dịch vụ của họ để thực hiện hợp đồng vận tải đa phương thức.
2. Trong trường hợp người kinh doanh vận tải đa phương thức ký hợp đồng vận chuyển đơn thức với người vận chuyển thì phải áp dụng pháp luật chuyên ngành của vận tải đơn thức đó.

IV. Trách nhiệm giao trả hàng 

1. Người kinh doanh vận tải đa phương thức cam kết thực hiện hoặc tổ chức thực hiện tất cả các công việc cần thiết nhằm đảm bảo việc giao trả hàng cho người nhận hàng.
2. Khi chứng từ vận tải đa phương thức đã được phát hành dưới dạng chuyển nhượng được, tùy theo hình thức chứng từ, việc giao trả hàng quy định như sau:
a) Chứng từ ở hình thức “Xuất trình” thì hàng hóa được giao trả cho người xuất trình một bản gốc của chứng từ đó;
b) Chứng từ ở hình thức “Theo lệnh” thì hàng hóa được giao trả cho người xuất trình một bản gốc của chứng từ đó đã được ký hậu một cách phù hợp;
c) Chứng từ ở hình thức “Theo lệnh của người có tên trong chứng từ gốc” thì hàng hóa được giao trả cho người chứng minh được mình là người có tên trong chứng từ và xuất trình một bản chứng từ gốc. Nếu chứng từ đó đã được chuyển đổi sang hình thức “Theo lệnh” thì hàng hóa được giao trả theo quy định tại điểm b khoản này.
3. Khi chứng từ vận tải đa phương thức đã được phát hành dưới dạng không chuyển nhượng được thì hàng hóa được giao trả cho người có tên là người nhận hàng trong chứng từ, khi người đó chứng minh được mình là người nhận hàng có tên trong chứng từ.
4. Khi hợp đồng vận tải đa phương thức quy định không phát hành chứng từ thì hàng hóa được giao trả cho một người theo chỉ định của người gửi hàng hoặc của người nhận hàng theo quy định của hợp đồng vận tải đa phương thức.
5. Sau khi người kinh doanh vận tải đa phương thức đã giao trả hàng cho người xuất trình một bản gốc chứng từ vận tải đa phương thức thì các bản gốc khác của chứng từ không còn giá trị nhận hàng.
6. Quy định về việc giao hàng :
6.1. Hàng hoá sẽ được coi là giao hàng khi chúng được bàn giao hoặc đặt vào tay Người nhận hàng hoặc đại lý của họ theo  vận đơn hoặc khi hàng hoá đã được bàn giao cho bất kỳ cơ quan hoặc bên nào khác mà theo Pháp luật hoặc quy định áp dụng tại nơi giao hàng, hàng hoá phải được bàn giao, hoặc nơi khác mà người vận chuyển có quyền yêu cầu người thuê vận chuyển tới nhận hàng.
6.2. Người giao nhận vận tải cũng có quyền lưu kho hàng hoá do người thuê vận chuyển  chịu rủi ro, và trách nhiệm của Người vận chuyển sẽ chấm dứt và chi phí lưu kho đó sẽ được người thuê vận chuyển thanh toán cho Freight Forwarder theo yêu cầu.
6.3. Nếu bất kỳ lúc nào vận chuyển theo vận đơn hoặc có khả năng bị ảnh hưởng bởi bất kỳ trở ngại hoặc rủi ro nào (bao gồm cả tình trạng của hàng hoá) không phát sinh từ bất kỳ lỗi hoặc việc bỏ bê nào của Người giao nhận hoặc người làm công hay đại lý của họ và điều này không thể tránh bằng cách thực hiện các nỗ lực hợp lý , Freight Forwarder có thể:
Từ bỏ việc vận chuyển hàng hoá theo vận đơn, và ở nơi hợp lý, đặt hàng hoá hoặc bất kỳ bộ phận nào trong số chúng ở nơi để Người thuê vận chuyển ở bất cứ nơi nào mà Người Giao Nhận  có thể coi là an toàn và thuận tiện, do đó giao hàng sẽ được coi là đã được thực hiện, Và trách nhiệm của Người vận chuyển đối với hàng hoá đó sẽ chấm dứt.
Trong bất kỳ trường hợp nào, Người Giao Nhận sẽ được hưởng toàn bộ cước vận chuyển theo vận đơn và người thuê vận chuyển phải trả thêm bất kỳ chi phí nào phát sinh từ các trường hợp nêu trên.

V.Thời hạn giao trả hàng bị coi là chậm hoặc hàng hóa bị coi là mất

1. Việc giao trả hàng bị coi là chậm khi xảy ra một trong các trường hợp sau:
a) Hàng hóa không được giao trả trong thời hạn đã được thỏa thuận trong hợp đồng vận tải đa phương thức;
b) Trường hợp không có sự thỏa thuận trong hợp đồng vận tải đa phương thức mà hàng hóa không được giao trả trong thời gian hợp lý đòi hỏi trong khi người kinh doanh vận tải đa phương thức đã làm hết khả năng của mình để có thể giao trả hàng, có xét đến hoàn cảnh của từng trường hợp cụ thể.
2. Hàng hóa bị coi là mất nếu chưa được giao trả trong vòng 90 ngày (kể cả ngày lễ và ngày nghỉ) tiếp sau ngày giao trả hàng đã được thỏa thuận trong hợp đồng hoặc thời gian hợp lý như nêu tại điểm b khoản 1 Điều này, trừ trường hợp người kinh doanh vận tải đa phương thức có bằng chứng chứng minh ngược lại.

VI. Trách nhiệm về tổn thất do mất mát, hư hỏng hoặc giao trả hàng chậm

1. Người kinh doanh vận tải đa phương thức phải chịu trách nhiệm về tổn thất do mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa hoặc do việc giao trả hàng chậm gây nên, nếu sự việc đó xảy ra trong thời hạn và phạm vi trách, trừ khi người kinh doanh vận tải đa phương thức chứng minh được mình, người làm công, đại lý hoặc bất cứ người nào khác đã thực hiện các biện pháp hợp lý trong khả năng cho phép của mình nhằm tránh hậu quả xấu xảy ra.
2. Người kinh doanh vận tải đa phương thức phải chịu trách nhiệm thanh toán chi phí giám định, ngay cả khi người nhận hàng yêu cầu giám định, nếu không chứng minh được rằng hàng hóa bị mất mát, hư hỏng ngoài phạm vi trách nhiệm của mình. Trong các trường hợp khác người yêu cầu giám định phải thanh toán chi phí giám định.
3. Người kinh doanh vận tải đa phương thức không chịu trách nhiệm về tổn thất do mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa hoặc do việc giao trả hàng chậm gây nên và được coi là đã giao trả hàng hóa đủ và đúng như ghi trong chứng từ vận tải đa phương thức ho người nhận hàng, nếu người nhận hàng không thông báo bằng văn bản cho người kinh doanh vận tải đa phương thức về các mất mát, hư hỏng hàng hóa chậm nhất là một ngày tính từ ngày nhận hàng. Trường hợp hàng hóa bị mất mát, hư hỏng không thể phát hiện từ bên ngoài, thì người nhận hàng phải thông báo bằng văn bản cho người kinh doanh vận tải đa phương thức trong vòng 06 ngày (kể cả ngày lễ và ngày nghỉ), sau ngày hàng hóa đã được giao trả cho người nhận hàng. Trường hợp hàng hóa đã được giám định theo yêu cầu của người nhận hàng hoặc người kinh doanh vận tải đa phương thức trước khi giao trả hàng, thì không cần thông báo bằng văn bản.
4. Người kinh doanh vận tải đa phương thức phải chịu trách nhiệm về tổn thất tiếp theo do giao trả hàng chậm, khi người gửi hàng đã có văn bản yêu cầu giao trả hàng đúng hạn và văn bản đó đã được người kinh doanh vận tải đa phương thức chấp nhận.

VII. Cách tính tiền bồi thường 

1. Việc tính tiền bồi thường do mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa được thực hiện trên cơ sở tham khảo giá trị của hàng hóa đó tại địa điểm và thời gian hàng hóa được giao trả cho người nhận hàng hoặc tại địa điểm và thời gian đáng lẽ hàng hóa được giao trả theo quy định của hợp đồng vận tải đa phương thức.
2. Giá trị hàng hóa được xác định theo giá trao đổi hàng hóa hiện hành, nếu không có giá đó thì theo giá thị trường hiện hành; nếu không có giá trao đổi hoặc giá thị trường thì tham khảo giá trị trung bình của hàng hóa cùng loại và cùng chất lượng.

VIII. Giới hạn trách nhiệm của người kinh doanh vận tải đa phương thức 

1. Người kinh doanh vận tải đa phương thức chỉ chịu trách nhiệm trong bất cứ trường hợp nào về mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa với mức tối đa tương đương 666,67 SDR cho một kiện hoặc một đơn vị hoặc 2,00 SDR cho một ki-lô-gam trọng lượng cả bì của hàng hóa bị mất mát, hư hỏng, tùy theo cách tính nào cao hơn, trừ khi tính chất và giá trị của hàng hóa đã được người gửi hàng kê khai trước khi hàng hóa được người kinh doanh vận tải đa phương thức tiếp nhận để vận chuyển và đã được ghi trong chứng từ vận tải đa phương thức.
Quyền rút vốn đặc biệt, viết tắt là SDRs (từ các chữ tiếng Anh Special Drawing Rights) là đơn vị tiền tệ qui ước của một số nước thành viên của Quỹ Tiền tệ Quốc tế. SDRs có mã tiền tệ ISO 4217 là XDR.
Currency units per SDR       (e.g. USD 1.47638 = 1 SDR) 
2. Trường hợp trong một công-te-nơ, cao bản hoặc công cụ vận chuyển, đóng gói tương đương khác được xếp nhiều kiện, nhiều đơn vị mà các kiện hoặc các đơn vị đó được liệt kê trong chứng từ vận tải đa phương thức thì sẽ được coi là các kiện hoặc các đơn vị. Trong những trường hợp khác, công-te-nơ, cao bản hoặc công cụ vận chuyển, đóng gói tương đương khác đó phải được coi là kiện hoặc đơn vị.
3. Trong hợp đồng vận tải đa phương thức không bao gồm việc vận chuyển hàng hóa bằng đường biển hoặc đường thủy nội địa, thì trách nhiệm của người kinh doanh vận tải đa phương thức được giới hạn bởi số tiền không vượt quá 8,33 SDR cho một ki-lô-gam trọng lượng cả bì của hàng hóa bị mất mát hoặc hư hỏng.
4. Trường hợp mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa xảy ra trong một công đoạn cụ thể của vận tải đa phương thức, mà ở công đoạn đó điều ước quốc tế hoặc pháp luật quốc gia có quy định một giới hạn trách nhiệm khác, nếu hợp đồng vận tải được ký riêng cho công đoạn đó thì giới hạn trách nhiệm của người kinh doanh vận tải đa phương thức đối với mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa sẽ được áp dụng theo quy định của điều ước quốc tế đó hoặc của pháp luật quốc gia đó.
5. Nếu người kinh doanh vận tải đa phương thức phải chịu trách nhiệm về tổn thất do việc giao trả hàng chậm hoặc tổn thất tiếp theo do giao trả hàng chậm mà không phải là mất mát hoặc hư hỏng đối với chính hàng hóa đó, thì trách nhiệm của người kinh doanh vận tải đa phương thức được giới hạn trong số tiền không vượt quá số tiền tương đương với tiền cước vận chuyển theo hợp đồng vận tải đa phương thức.
6. Toàn bộ trách nhiệm của người kinh doanh vận tải đa phương thức sẽ không vượt quá giới hạn trách nhiệm đối với tổn thất toàn bộ hàng hóa.
7. Người kinh doanh vận tải đa phương thức không được hưởng quyền giới hạn trách nhiệm bồi thường, nếu người có quyền lợi liên quan chứng minh được sự mất mát, hư hỏng hoặc giao trả hàng hóa chậm là do người kinh doanh vận tải đa phương thức đã hành động hoặc không hành động với chủ ý gây ra mất mát, hư hỏng, chậm trễ đó hoặc đã hành động hoặc không hành động một cách liều lĩnh và biết rằng sự mất mát, hư hỏng, chậm trễ đó chắc chắn sẽ xảy ra.

IX. Miễn trừ trách nhiệm:

Người kinh doanh vận tải đa phương thức không phải chịu trách nhiệm về tổn thất do mất mát, hư hỏng hoặc giao trả hàng chậm nếu chứng minh được việc gây nên mất mát, hư hỏng hoặc giao trả hàng chậm trong quá trình vận chuyển thuộc một trong các trường hợp sau đây:
1. Nguyên nhân bất khả kháng;
2. Hành vi hoặc sự chểnh mảng của người gửi hàng, người nhận hàng, người được người gửi hàng, người nhận hàng ủy quyền hoặc đại lý của họ.
3. Đóng gói, ghi ký hiệu, mã hiệu, đánh số hàng hóa không đúng quy cách hoặc không phù hợp.
4. Giao nhận, xếp dỡ, chất xếp hàng hóa dưới hầm tàu do người gửi hàng, người nhận hàng, người được người gửi hàng, người nhận hàng ủy quyền hoặc người đại lý thực hiện.
5. Ẩn tỳ hoặc tính chất tự nhiên vốn có của hàng hóa.
6. Đình công, bế xưởng, bị ngăn chặn sử dụng một bộ phận hoặc toàn bộ nhân công.
7. Trường hợp hàng hóa được vận chuyển bằng đường biển, hoặc đường thủy nội địa, khi mất mát, hư hỏng hoặc chậm trễ xảy ra trong quá trình vận chuyển do: 
a) Hành vi, sự chểnh mảng hoặc lỗi của thuyền trưởng, thuyền viên, hoa tiêu hoặc người làm công cho người vận chuyển trong điều hành hoặc quản trị tàu;
b) Cháy, trừ khi gây ra bởi hành vi cố ý thực hiện hoặc thông đồng thực hiện của người vận chuyển.
Trường hợp mất mát, hư hỏng hàng hóa xảy ra trong quá trình vận chuyển nói tại khoản này do tàu không có đủ khả năng đi biển thì người kinh doanh vận tải đa phương thức vẫn không phải chịu trách nhiệm nếu chứng minh được rằng khi bắt đầu hành trình tàu có đủ khả năng đi biển.

tóm tắt các rủi ro được bảo hiểm theo ICC
Tóm tắt các rủi ro được bảo hiểm theo ICC 1.1.82

X.Công ước và đạo luật quốc tế tham chiếu:

Các điều kiện này chỉ có hiệu lực trong chừng mực mà chúng không trái với các điều khoản bắt buộc của Công ước Quốc tế hoặc luật quốc gia áp dụng cho hợp đồng được chứng minh bằng vận đơn.
Quy tắc Hague chứa trong Công ước Quốc tế về việc thống nhất các quy tắc nhất định liên quan đến vận đơn, được ban hành ngày Brussels, 25 tháng 8 năm 1924, hoặc tại những quốc gia đã có hiệu lực Quy tắc Hague-Visby có trong Nghị định thư Brussels, ngày 23 Tháng Hai năm 1968, được áp dụng tại Nước Vận chuyển, sẽ áp dụng cho tất cả các vận chuyển hàng hoá bằng đường biển và cũng như cho việc vận chuyển hàng hóa bằng đường thủy nội địa và các quy định này sẽ áp dụng cho tất cả các hàng hoá dù được vận chuyển trên boong hay trên boong.
Đạo luật Vận chuyển Hàng hoá trên Biển của Hoa Kỳ (COGSA) sẽ được áp dụng cho vận chuyển hàng hoá bằng đường biển, dù là trên boong hay dưới boong, nếu áp dụng bắt buộc đối với vận đơn hoặc có thể áp dụng nhưng đối với hàng hoá được vận chuyển trên Boong theo một tuyên bố về vận đơn.
Trừ khi bản chất và giá trị của hàng hoá đã được Người khai thuế khai báo và chèn vào vận đơn, và mức giá cước theo giá trị quảng cáo, trách nhiệm của Người Giao nhận theo COGSA, nếu có, đối với tổn thất, mất mát hàng hóa liên quan tới vận chuyển hàng hoá trong mọi trường hợp không vượt quá 500 USD cho một kiện hàng hay một đơn vị tính cước thông thường
Nếu người giao nhận vận tải chịu trách nhiệm về thiệt hại do sự chậm trễ trong việc giao hàng hoặc thiệt hại do hậu quả hoặc tổn thất khác ngoài sự mất mát hoặc thiệt hại của hàng hoá thì trách nhiệm của Người vận chuyển sẽ được giới hạn ở mức không vượt quá hai lần Cước vận chuyển theo hợp đồng đa phương thức cho vận tải đa phương thức theo vận đơn.
Trách nhiệm tổng hợp của Người giao nhận sẽ không vượt quá giới hạn trách nhiệm pháp lý đối với tổn thất toàn bộ hàng hoá.
Người giao nhận không được hưởng quyền lợi của giới hạn trách nhiệm pháp lý nếu chứng minh được rằng tổn thất, mất mát hoặc trì hoãn giao hàng là do hành vi cá nhân hoặc do thiếu sót của Người giao nhận vận tải thực hiện với ý định gây ra tổn thất, hoặc thiếu thận trọng và với kiến thức rằng sự mất mát, hư hỏng hoặc trì hoãn đó có thể sẽ dẫn đến.
Nếu không thông báo cho khách hàng, Người giao nhận tự do có quyền vận chuyển hàng hóa trên hoặc dưới boong và lựa chọn hoặc thay thế phương tiện, lộ trình và thủ tục phải tuân theo trong việc xếp dỡ, cất giữ, cất giữ và vận chuyển

XI. Cước vận chuyển

Vận chuyển hàng hoá sẽ được thanh toán bằng tiền mặt, không bị giảm hoặc hoãn lại vì bất cứ yêu cầu bồi thường, phản tố hoặc bồi thường, dù trả trước hay phải trả tại đích.
Vận tải sẽ được coi là đã nhận được bởi người giao nhận vận tải tại thời điểm hàng hoá đã được đưa vào phục vụ và không được trả lại trong bất kỳ sự kiện nào.
Vận chuyển hàng hóa và tất cả các khoản tiền khác được đề cập trong vận đơn sẽ được thanh toán bằng tiền tệ có tên trong vận đơn hoặc, tùy chọn của Người Giao nhận, bằng đồng tiền của nước gửi hàng hoặc điểm đến ở mức cao nhất cho hối phiếu ngân hàng cho Cước vận chuyển trả trước vào ngày gửi hàng và cước vận chuyển phải thanh toán tại điểm đến vào ngày Thương nhân được thông báo về hàng hoá đến hoặc vào ngày thu hồi lệnh giao hàng, tỷ lệ nào cao hơn hoặc theo lựa chọn của Freight Forwarder vào ngày của vận đơn.
Tất cả các khoản phí, thuế và phí hoặc các chi phí khác liên quan đến hàng hoá sẽ được người thuê vận chuyển thanh toán. Trong trường hợp thiết bị được cung cấp bởi Freight Forwarder, người thuê vận chuyển sẽ thanh toán tất cả các khoản tạm dừng và phí không phải do lỗi hoặc do bị bỏ rơi của Freight Forwarder.
Khách hàng sẽ hoàn trả cho Freight Forwarder theo tỷ lệ tiền cước vận chuyển đối với bất kỳ chi phí nào cho sự sai lệch hoặc chậm trễ hoặc bất kỳ sự gia tăng chi phí nào do bất cứ điều gì do chiến tranh, hoạt động chiến tranh, dịch bệnh, đình công, chỉ đạo của chính phủ hoặc bất khả kháng.
Khách hàng bảo đảm tính đúng đắn của việc khai báo nội dung, bảo hiểm, trọng lượng, số đo hoặc giá trị của hàng hoá nhưng Người vận chuyển có quyền tự kiểm tra nội dung và trọng lượng, số đo hoặc trị giá. Nếu khi kiểm tra đó phát hiện ra rằng tờ khai không chính xác, người ta đồng ý rằng một khoản tiền bằng hoặc bằng năm lần số chênh lệch giữa con số chính xác và cước phí, hoặc tăng gấp đôi giá cước vận chuyển chính xác trừ đi cước phí, bất kể số tiền nào nhỏ hơn sẽ được thanh toán như là thanh lý thiệt hại cho Freight Forwarder cho chi phí kiểm tra của mình và tổn thất của vận chuyển hàng hóa khác trên hàng hoá khác mặc dù đã được ghi trên vận đơn như là cước vận chuyển phải trả.
Mặc dù đã được chấp thuận bởi Freight Forwarder về các hướng dẫn để thu thập cước vận chuyển, phí hoặc các chi phí khác từ bất kỳ người nào khác liên quan đến việc chuyên chở theo vận đơn, Khách hàng vẫn phải chịu trách nhiệm về các khoản tiền đó khi nhận được bằng chứng về nhu cầu và việc không thanh toán cho Bất cứ lý do nào.

XII. Quyền cầm giữ

Người giao nhận sẽ có quyền giữ hàng hoá và bất kỳ tài liệu liên quan đến bất kỳ khoản tiền nào đến hạn tại vận chuyển hàng hóa từ khách hàng bao gồm phí lưu kho và chi phí thu hồi cùng một lần và có thể thực thi quyền cầm giữ đó theo bất kỳ cách hợp lý nào mà có thể nghĩ phù hợp.

XIII. Thông báo

Trừ khi thông báo về sự mất mát hoặc hư hỏng của hàng hoá nêu rõ tính chất chung của tổn thất hoặc thiệt hại đó phải được người nhận hàng gửi cho Freight Forwarder bằng văn bản khi hàng hoá được giao cho người nhận hàng chứng cứ nguyên thủy của việc giao hàng của Người giao nhận hàng hoá như được mô tả trong vận đơn.
Trường hợp mất mát, hư hỏng không rõ ràng, thì sẽ phải áp dụng cùng một ảnh hưởng ban đầu nếu không thông báo bằng văn bản trong vòng 6 ngày liên tục kể từ ngày hàng được giao cho người nhận hàng theo quy định.

XIV. Thời hạn khiếu nại, thời hiệu khởi kiện 

1. Thời hạn khiếu nại do hai bên thỏa thuận trong hợp đồng vận tải đa phương thức, nếu không có thỏa thuận thì thời hạn khiếu nại là 90 ngày, kể từ khi hàng hóa được giao trả xong cho người nhận hàng hoặc sau ngày đáng lẽ hàng hóa được giao trả theo quy định trong hợp đồng vận tải đa phương thức 
2. Thời hiệu khởi kiện là 09 tháng, kể từ khi hàng hóa được giao trả xong cho người nhận hàng hoặc sau ngày đáng lẽ hàng hóa được giao trả theo quy định trong hợp đồng vận tải đa phương thức 

XV. Giải quyết tranh chấp

Việc giải quyết các tranh chấp liên quan tới ký kết và thực hiện hợp đồng vận tải đa phương thức được giải quyết thông qua thương lượng giữa các bên hoặc tại trọng tải hoặc tại tòa án theo quy định của pháp luật.

XVI. Thẩm quyền và luật áp dụng

Hành động đối với người giao nhận vận tải chỉ được tiến hành tại nơi Người giao nhận vận tải có địa điểm kinh doanh của mình như đã nêu trên theo vận đơn và sẽ được quyết định theo luật của quốc gia nơi đặt trụ sở kinh doanh đó.

Biểu tượng của ICC biểu thị rằng tài liệu này đã được ICC cho là phù hợp với các Quy tắc vận chuyển đa phương thức của UNCTAD / ICC. Biểu tượng của ICC không ngụ ý sự chứng thực của ICC đối với tài liệu cũng như không làm cho bên ICC có bất kỳ hành động pháp lý nào có thể xảy ra do việc sử dụng tài liệu (vận đơn) này.


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Logistics được hiểu như thế nào?

Incoterms ® 2010 : CIP