Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ tháng 3 17, 2019

Các loại rủi ro và tổn thất trong bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu đường biển

Các loại rủi ro và tổn thất trong bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển 1. Các loại rủi ro Rủi ro hàng hải là những rủi ro do thiên tai, tai nạn bất ngờ trên biển gây ra làm hư hỏng hàng hóa và phương tiện vận chuyển chuyên chở. Trong hoạt động hàng hải co nhiều loại rủi ro khác nhau làm thiệt hại đến hàng hóa và phương tiện vận chuyển. Người ta có thể phân loại rủi ro dựa trên các căn cứ khác nhau: * Căn cứ vào nguyên nhân gây ra tổn thất rủi ro được chia làm 3 loại: -Rủi ro do thiên tai gây ra như biển động, bão lốc, song thần, thời tiết xấu. -Rủi ro do tai nạn bất ngờ ngoài biển như : bao gồm rủi ro do mắc cạn, chìm đắm, mất tích, đâm va với tàu khác… - Rủi ro do con người gây ra  : các rủi ro như ăn trộm, ăn cắp, chiến tranh, đình công, bắt giữ, tịch thu… *Căn cứ vào nghiệp vụ bảo hiểm, rủi ro được chia làm 3 loại: Loại 1: Những rủi ro thông thường được bảo hiểm, bao gồm: -Rủi ro mắc cạn: Tàu bị chạm đáy vào chướng ngại vật nào đó mà k...

Trách nhiệm người vận chuyển

Hình ảnh
Trách nhiệm người vận chuyển :  Freight Forwarder - Người kinh doanh vận tải đa phương thức - người giao nhận vận chuyển I. Điều kiện kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế  1. Doanh nghiệp, Hợp tác xã Việt Nam chỉ được kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế khi có đủ các điều kiện sau đây: a) Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trong đó có đăng ký ngành nghề kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế. b) Duy trì tài sản tối thiểu tương đương 80.000 SDR hoặc có bảo lãnh tương đương; c) Có bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp vận tải đa phương thức hoặc có bảo lãnh tương đương; d) Có Giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế. 2. Doanh nghiệp của các quốc gia là thành viên Hiệp định khung ASEAN về vận tải đa phương thức hoặc là doanh nghiệp của quốc gia đã ký điều ước quốc tế với Việt Nam về vận tải đa phương thức chỉ được kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế khi có đủ các điều kiện sau đây: a) Được cấp phép hoặc được đăng ký kinh doanh vận t...

Trách nhiệm của người nhận hàng

TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI NHẬN HÀNG  Nhận hàng 1. Người nhận hàng phải chuẩn bị đầy đủ điều kiện để nhận hàng khi nhận được thông báo của người vận chuyển về việc hàng đã đến đích. 2. Nếu người nhận hàng không đến nhận hàng hoặc từ chối nhận hàng hoặc trì hoãn việc dỡ hàng quá thời hạn quy định của hợp đồng hoặc quy định của pháp luật, thì người kinh doanh vận tải đa phương thức có quyền dỡ hàng, ký gửi vào nơi an toàn, xử lý và thông báo cho người gửi hàng biết. Đối với hàng hóa mau hỏng, người kinh doanh vận tải đa phương thức có quyền xử lý ngay. Mọi chi phí và tổn thất phát sinh do người nhận hàng chịu trách nhiệm. 3. Sau 90 ngày tính từ ngày phải nhận hàng theo hợp đồng vận tải đa phương thức, nếu không có người đến nhận hàng ký gửi quy định tại khoản 2 Điều này thì người kinh doanh kho bãi có quyền bán đấu giá hàng hóa. Tiền bán đấu giá hàng hóa sau khi trừ chi phí hợp lý của các bên liên quan, số còn lại nộp vào ngân sách nhà nước. Thanh toán cước và các chi phí khá...

Trách nhiệm của người gửi hàng

TRÁCH NHIỆM  CỦA NGƯỜI GỬI HÀNG -  Trách nhiệm cung cấp thông tin về hàng hóa  1. Người gửi hàng hoặc người được người gửi hàng ủy quyền phải bảo đảm cung cấp chính xác thông tin sau đây về hàng hóa cho người kinh doanh vận tải đa phương thức: a) Các chi tiết liên quan đến hàng hóa để ghi vào chứng từ vận tải đa phương thức: - Đặc tính tự nhiên chung, ký hiệu, mã hiệu, số lượng, trọng lượng, khối lượng và chất lượng của hàng hóa; - Tình trạng bên ngoài của hàng hóa. b) Các giấy tờ liên quan đến hàng hóa theo quy định của pháp luật hoặc theo thỏa thuận của hợp đồng mua bán. 2. Khi người gửi hàng hoặc người được người gửi hàng ủy quyền chuyển giao hàng nguy hiểm cho người kinh doanh vận tải đa phương thức để vận chuyển, thì ngoài trách nhiệm nói tại khoản 1 Điều này, còn phải thực hiện các quy định sau: a) Cung cấp cho người kinh doanh vận tải đa phương thức các tài liệu và chỉ dẫn cần thiết về tính chất nguy hiểm của hàng hóa và nếu cần cả những biện pháp đề phòn...

Incoterms ® 2010 : CIF

CIF - TIỀN HÀNG, PHÍ BẢO HIỂM VÀ CƯỚC PHÍ CIF (cảng đến quy định) Incoterms® 2010 Điều kiện này chỉ áp dụng với vận tải biển hoặc vận tải thủy nội địa. "Tiền hàng, phí bảo hiểm và cước phí" có nghĩa là người bán phải giao hàng lên tàu hoặc mua hàng đã giao như vậy. Rủi ro về mất mát hay hư hỏng của hàng hóa di chuyển khi hàng được giao lên tàu. Người bán phải ký hợp đồng và trả các chi phí và cước phí cần thiết đế đưa hàng hóa đến cảng đến quy định. Ngưòi bán cũng ký hợp đồng bào hiểm để bảo hiểm những rủi ro cùa người mua về mất mát hoặc thiệt hại của hàng hóa trong quá trình vận chuyển. Người mua nên lưu ý rằng theo điều kiện CIF, người bán chỉ phải mua bảo hiểm theo điều kiện tối thiểu. Nếu người mua muốn được bảo hiểm ở mức độ cao hơn, thì người mua phải thỏa thuận rõ ràng với người bán hoặc tự mua bảo hiểm bổ sung. Khi sử dụng các điều kiện CPT, CIP, CFR và CIF người bán hoàn thành nghĩa vụ giao hàng khi người bán giao hàng cho người chuyên chở theo cách...

Incoterms ® 2010 : CFR

CFR -TIỀN HÀNG VÀ CƯỚC PHÍ CFR (cảng đến quy định) Incoterms® 2010 Điều kiện này chỉ áp dụng với vận tải biển hoặc vận tải thủy nội địa. "Tiền hàng và cước phí" có nghĩa là người bán phải giao hàng lên tàu hoặc mua hàng để giao hàng như vậy. Rủi ro về mất mát hay hư hỏng của hàng hóa di chuyển khi hàng được giao lên tàu. Người bán phải ký hợp đồng và trả các chi phí và cước phí cần thiết đế đưa hàng hóa đến cảng đến quy định. Khi sử dựng các điều kiện CPT, CIP, CFR và CIF, người bán hoàn thành nghĩa vụ giao hàng khi người bán giao hàng cho người chuyên chở theo cách thức được quy định cụ thể trong mỗi điều kiện, chứ không phải khi hàng tới nơi đến. Điều kiện này có hai điểm tới hạn, vì rủi ro di chuyển và chi phí được phân chia ở các nơi khác nhau. Trong khi hợp đồng luôn chỉ rõ cảng đến thì nó có thể lại không chỉ rõ cảng xếp hàng - là nơi mà rủi ro di chuyển sang người mua. Nếu cảng gửi hàng có ý nghĩa đặc biệt đối với người mua, thì các bên nên quy định tr...

Incoterms ® 2010 : FOB

FOB  GIAO HÀNG TRÊN TÀU FOB (tên cảng giao hàng) Incoterms® 2010 Điều kiện này chỉ áp dụng với vận tải biển hoặc vận tải thủy nội địa. "Giao hàng trên tàu" có nghĩa là người bán giao hàng lên con tàu do người mua chỉ định tại cảng xếp hàng chỉ định hoặc mua được hàng hóa đã sẵn sàng để giao như vậy. Rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng của hàng hóa di chuyển khi hàng hóa được xếp lên tàu, và người mua chịu mọi chi phí kể từ thời điểm này trở đi. Người bán phải giao hàng lên tàu hoặc mua sẵn hàng hóa đã được giao như vậy. Việc dẫn chiếu đến từ "mua sẵn” ở đây áp dụng cho việc bán hàng nhiều lần trong quá trình vận chuyển (bán hàng theo lô) rất phổ biến trong mua bán hàng nguyên liệu. Điều kiện FOB có thể không phù hợp khi hàng hóa được giao cho người chuyên chở trước khi được xếp lèn tàu, ví dự hàng hóa trong Container, thường được giao tại các bến bãi (terminal). Trong trường hợp này nên sử dụng điều kiện FCA. Điều kiện FOB yêu cầu, người bán phải làm thủ ...

Incoterms ® 2010 : FAS

FAS - GIAO DỌC MẠN TÀU FAS (tên cảng xếp hàng quy định) Incoterms® 2010 Điều kiện này chỉ áp dụng với vận tải biển hoặc vận tải thủy nội địa. "Giao dọc mạn tàu" có nghĩa là người bán giao hàng khi hàng hóa được đặt dọc mạn con tàu do người mua chỉ định (ví dụ đặt trên cầu cảng hoặc trên xà lan) tại cảng giao hàng chỉ định. Rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng của hàng hóa di chuyển khi hàng hóa đang ở dọc mạn tàu, và người mua chịu mọi chi phí kể từ thời điểm này trở đi. Các bên nên quy định càng rõ càng tốt về địa điểm xếp hàng tại cảng giao hàng chỉ định, vì mọi chi phí và rủi ro về hàng hóa tới địa điểm đó do người bán chịu và các chi phí này và chi phí làm hàng có thế thay đồi tùy tập quán của từng cảng. Người bán, hoặc phải đặt hàng hóa dọc mạn tàu hoặc mua sẵn hàng hóa đã được giao như vậy. Từ "mua sẵn" ở đây áp dụng cho việc bán hàng nhiều lần trong quá trình vận chuyền (bán hàng theo lô) rất phổ biến trong mua bán hàng nguyên liệu. Khi hàng đư...